write my essay

Tin tức

Việt Nam sẽ có thêm 250 tỷ từ VoIP quốc tế [28/08/2015]

Voipmart – Các doanh nghiệp viễn thông đang kiến nghị lên Bộ TT&TT để tăng cước kết nối điện thoại VoIP quốc tế chiều về lên 8,1cent/phút. Nếu được áp dụng mức giá này thì mỗi năm Việt Nam sẽ có thêm khoảng 12 triệu USD (khoảng 250 tỷ đồng) từ dịch vụ này.

Việt Nam đã có thêm 1.600 tỷ đồng từ dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về

Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cước kết nối dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về) cho biết, năm 2013 cước dich vụ này bị cạnh tranh quá đà, đẩy đến mức dưới giá thành chỉ còn 2,6 cent/phút. Thậm chí, đã có doanh nghiệp thua lỗ khi cung cấp dịch vụ và quyền lợi quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ước tính mỗi năm với mức giá này thì Việt Nam bị thiệt hại cả trăm triệu USD vì để giá dịch vụ cước kết nối dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về quá thấp. Tuy nhiên, sau đó Bộ TT&TT đã họp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về và đẩy giá dịch vụ lên 4,1 cent/phút rồi sau đó là 6,1 cent/phút.

Theo thống kê của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cước kết nối dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về, sau khi các doanh nghiệp giữ ở mức giá 6,1 cent/phút thì lưu lượng giảm khoảng 20%. Lý do chủ yếu của việc giảm lưu lượng là lưu lượng dịch vụ quốc tế được chuyển lậu về Việt Nam bùng phát trở lại, thêm vào đó là các ứng dụng thoại và SMS miễn phí (OTT) được sử dụng nhiều hơn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho biết, cho dù lưu lượng giảm khoảng 20% nhưng chỉ tính riêng trong năm 2013 doanh thu từ dịch vụ này đã tăng thêm 75 triệu USD. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã có thêm 1.600 tỷ đồng do các mạng viễn thông nước ngoài trả tiền kết nối dịch vụ của họ đến các thuê bao di động và cố định ở Việt Nam.

Trong báo cáo của VNPT năm 2014, lợi nhuận từ dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về đang trở thành một trong những nguồn lợi nhuận lớn cho tập đoàn. Một vài doanh nghiệp nhỏ cung cấp dịch vụ này mấy năm trước ở tình trạng có nguy cơ khai tử bỗng nhiên trở thành “xác ướp trở lại” khi giá dịch vụ cước kết nối dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về được nâng lên.

Phía Viettel cho biết, theo số liệu tạm tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng lưu lượng thoại quốc tế về nội mạng của Viettel năm 2014 đạt 1,4 tỷ phút (bao gồm lưu lượng thu hút trực tiếp và qua doanh nghiệp khác), giảm 20% so với năm 2013 (1,8 tỷ phút). Nhưng doanh thu từ dịch vụ của Viettel năm 2014 đạt 1.619,30 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2013 (1.053,42 tỷ đồng). Nguyên nhân doanh thu dịch vụ của Viettel đạt kết quả khả quan như vậy trong bối cảnh lưu lượng ngày càng giảm là do chính sách tăng giá quốc tế về từ 4,1 cent lên 6,1 cent/phút của Cục Viễn thông trong năm 2014 đã mang lại hiệu quả vô cùng lớn đối với quốc gia và doanh nghiệp, không để mất nguồn thu ngoại tệ sang các đối tác nước ngoài.

dien-thoai-voip-quoc-te-chieu-ve

Các doanh nghiệp muốn cước điện thoại VoIP quốc tế chiều về lên 8,1 cent

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về cho biết, nếu xét trên mặt bằng chung của các nước trong khu vực thì Việt Nam nên để mức cước dịch vụ là 8,1cent/phút. Mức cước này sẽ đảm bảo lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam và thu về ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Trước đó, ngày 20/8/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ TT&TT tăng cường quản lý giá cước dịch vụ này, đồng thời ban hành những quy định, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh các dịch vụ quốc tế chiều về với giá cước phù hợp với giá cước của quốc tế nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.

Đại diện Ban Giá cước tiếp thị của VNPT cho biết, VNPT cũng mong muốn được điều chỉnh cước dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về lên vì đây là lợi ích quốc gia và cũng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng tình về quan điểm này, đại diện CMC Telecom cho rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên thống nhất với nhau để cung cấp dịch vụ ở mức 8,1 cent/phút. Đây là mức cước hợp lý so với mặt bằng chung của quốc tế và khu vực. Đại diện CMC Telecom đề nghị Bộ TT&TT nên chỉ đạo doanh nghiệp áp dụng chung mức cước này và giữ ổn định trong khoảng thời gian 5 năm.

Đồng tình với những ý kiến trên, Viettel cho biết là cũng đề nghị nâng giá điện thoại VoIP quốc tế từ ngày 1/9/2015 để tiếp tục giữ vững lợi ích quốc gia và ổn định tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP quốc tế chiều về đều cho rằng, nếu Việt Nam đưa ra mức giá dịch vụ VoIP quốc tế chiều về 8,1 cent/phút và trừ đi khoảng 15 – 20% lưu lượng bị giảm do lưu lượng lậu và dịch vụ OTT thì Việt Nam vẫn có thêm 12 triệu USD/năm (tương đương 250 tỷ đồng). Đây là khoản lợi nhuận không nhỏ trong bối cảnh những dịch vụ viễn thông đang có mức tăng trưởng khá chậm.

Thái Khang

Tag: Tổng đài VoIP

TIN LIÊN QUAN

[26/05/2022] NTTNETWORKS đồng hành cùng sự kiện hàng đầu của ngành CNTT– Vietnam ICT 2022

[25/05/2020] Chính phủ Israel chọn Xorcom làm Trung tâm cuộc gọi quốc gia COVID-19

[25/02/2020] Ra mắt ứng dụng Softphone cho dòng sản phẩm Xorcom PBX

Được biết như một trung tâm phân phối hàng đầu tại Việt Nam, Lào và Cambodia các sản phẩm, thiết bị, giải pháp và dịch vụ Voice over IP (VoIP) Telephone: VoIP Systems (IP PBX), VoIP Phones, VoIP Gateways, VoIP Cards, VoIP Conference, Video Conference, VoIP Headsets, VoIP Analog Telephone Adators, VoIP Softswitch, Webcam/Camera, GSM Products, VoIP Accessories. Chúng tôi mang lại nhiều sự lựa chọn cho bạn với các sản phẩm tốt nhất và uy tín nhất từ 25 thương hiệu hàng đầu và 500 dòng sản phẩm khác nhau trên thế giới như Xorcom, Cisco, Snom, Patton, Digium, Grandstream, 2N, Cyberdata, Jabra, Plantronics...

Giao hàng miễn phí

Giao hàng miễn phí trên toàn quốc

Tư vấn miễn phí

Cam kết dịch vụ tư vấn sản phẩm & giải pháp tốt nhất

Sản phẩm chính hãng

Cam kết cung cấp những sản phẩm tốt nhất từ chính hãng

Giá thành tốt nhất

Cam kết giá thành & dịch vụ sau bán hàng tốt nhất